Phong Tục Đám Ma Của Người Miền Bắc

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi vùng miền đều có sự đa dạng về phong tục tập quán, bao gồm cả việc tổ chức đám ma. Trong đó, đám ma của người miền Bắc cũng có những đặc trưng riêng. Bài viết dưới đây, chia sẻ một số thông tin về phong tục đám ma của người miền Bắc.

Phong tục đám ma của người Việt

Đám ma là một trong những yếu tố thuộc về tín ngưỡng cũng như phong tục truyền thống của người Việt. Chính vì vậy, đám tang cũng chịu ảnh hưởng từ việc giao lưu, cũng như văn hóa từng vùng miền.

Tang lễ là một trong những nghi thức quan trọng của con người, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như quan niệm về linh hồn, niềm tin, nhận thức về cái chết, v.v… Phong tục đám ma cũng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hoá của người Việt Nam.

Tang lễ là một nghi thức quan trọng
Tang lễ là một nghi thức quan trọng

Phong tục đám ma theo người miền Bắc

Đối với người Việt Nam, phong tục đám tang là vấn đề rất quan trọng, thiêng liêng. Đám ma của người miền Bắc khá phức tạp, điều đó xuất phát từ nét văn hoá, lối ứng xử kỹ tính, cẩn trọng, cầu kỳ của người miền Bắc.

Đám ma ở miền Bắc bao gồm những nghi lễ như sau: Các nghi lễ đám tang trước khi an táng: lễ mộc dục, lễ ngậm hàm, lễ khâm liệm nhập quan, lễ phát tang, phúng viếng, tế vong, quay cữu, tế cơm, v.v…

Lễ mộc dục

Đây được xem là lễ nghi quan trọng nhất trong phong tục đám ma của miền Bắc. Lễ này sẽ được thực hiện trước khi gia đình tiến hành phát tang. Người nhà sẽ tắm rửa, thay quần áo, làm sạch thi thể người mất trước khi đưa vào quan tài. Con trai cả sẽ tiến hành tắm rửa cho cha khi mất, còn con gái cả sẽ tiến hành tắm rửa cho mẹ khi mất.

Thông thường, phong tục đám tang ở miền Bắc sẽ sử dụng nước ngũ hương ấm để tắm rửa và khử mùi tử thi. Người con cả sẽ dùng khăn vuông rồi nhúng vào nước ngũ hương sau đó lau sạch sẽ thi thể người chết, sau đó tiến hành chải và buộc tóc người chết. Việc chải, buộc tóc được thực hiện bằng lược và dây vải theo quy định, được thực hiện một cách cẩn thận, từ từ, và hết sức kĩ càng.

Tang lễ miền Bắc với nhiều nghi lê·
Tang lễ miền Bắc với nhiều nghi lê·

Lễ ngậm hàm

Sau lễ mộc dục là đến lễ ngậm hàm. Nghi lễ này không phổ biến tất cả các tỉnh phía Bắc, mà chỉ diễn ra ở ⅔ các tỉnh thành ở đây. Lễ ngậm hàm với mục đích giúp linh cửu người mất về nơi suối vàng bình an, không bị ma quỷ, cô hồn tước mất vong linh. Thực hiện nghi lễ gồm có gạo nếp sạch, 3 đồng tiền vàng hoặc ngọc trai.

Gạo nếp sạch, 3 đồng tiền vàng hoặc ngọc trai sẽ được tra lần lượt vào trái, phải và chính giữa miệng người chết. Lưu ý, trước khi bỏ vào miệng, tất cả con cháu và cả người chấp sự đều phải quỳ xuống, đồng thời vái và xướng theo lần lượt từng lần tra gạo, tiền vào miệng câu thần chú: “Sơ phạn hàm, tái phạn hàm và tam phạn hàm”. Sau khi thực hiện xong thì bóp miệng người chết lại và che phủ mặt.

Lễ khâm liệm nhập quan

Là một trong những nghi lễ không kém phần quan trọng trong phong tục đám ma miền Bắc. Lễ khâm liệm là quấn vải xung quanh người chết, sau đó con cháu khóc thương, đi xung quanh quan tài và nói những lời tiếc thương. Đây là những việc làm cuối cùng con cháu có thể làm để tỏ lòng thành kính với người chết.

Lễ nhập quan là đưa thi thể người chết vào trong quan tài. Trong quá trình nhập quan nhất định phải có bát cơm cúng, quả trứng gà để giữa hai cây đũa bông đồng thời phải cắm thẳng, thêm nải chuối hoặc nõn chuối cắm nhang lên trên. Việc này vừa thể hiện sự biết ơn với công dưỡng dục vừa muốn cha mẹ ấm áp, được bảo vệ toàn diện khi chôn cất.

♦Tìm hiểu thêm:• Phong tục đám ma người miền Nam • Cách vái lạy trong đám tang theo phong tục truyền thống

Phong tục đám ma của một số dân tộc phía Bắc

Dân tộc Mông

Nghi lễ đám tang của người Mông có liên quan đến quan niệm về thế giới 3 tầng, về 3 linh hồn của con người với một loạt các nghi lễ cơ bản như: lễ chỉ đường, đây là nghi lễ quan trọng nhất. Thông thường, tang lễ truyền thống của người Mông diễn ra từ 3 đến 5 ngày. Trong những ngày làm đám ma, con cháu mời người đã mất uống rượu và tổ chức tiệc rượu để ăn uống.

Dân tộc Tày

Đám ma của người Tày gồm 34 nghi lễ khác nhau. Đồ cúng lễ của người Tày vùng Tây Bắc được làm từ những nguyên vật liệu trong đời sống thường ngày và gắn liền với cuộc sống của người mất khi còn sống, ví dụ như cây hoa, gấm thổ cẩm, cành phướn, bánh nếp… . Những nguyên vật liệu này được chính bàn tay của những người trong dòng họ làm và gửi gắm nhiều quan niệm gắn với truyền thống văn hóa đặc trưng.

Sự trang nghiêm trong tang lễ
Sự trang nghiêm trong tang lễ

Người Thái đen

Bước đầu tiên sau khi một người qua đời là công tác chuẩn bị, sau đó là nghi lễ và cuối cùng là an táng. Người Thái đen có phong tục “tắm lửa” tiễn người dương gian về trời, bởi người Thái đen quan niệm rằng khi con người về với tổ tiên thì phải sạch sẽ. Sau khi cúng tế, chọn được giờ tốt, người nhà sẽ đưa quan tài ra nghĩa địa, con cháu sẽ xếp thành hàng cung đưa người quá cố đến nơi an táng.

Blackstones – Dịch vụ tang lễ trọn gói

Blackstones cung cấp dịch vụ tang lễ trọn gói, với sứ mệnh là người bạn đồng hành cùng gia quyến, trong thời điểm bối rối và đau buồn. Chúng tôi với đội ngũ trẻ trung, năng động, luôn hướng đến sự phát triển toàn diện cùng các tiêu chí “Chuyên nghiệp – Tận tâm – Minh bạch”. Blackstones tổ chức tang lễ đáp ứng theo yêu cầu và mong muốn của gia đình, cam kết không phát sinh chi phí. Chúng tôi không ngừng nỗ lực để nâng cao dịch vụ của mình, nhằm đem lại sự an tâm cho người ở lại và sự trọn vẹn cho người đã ra đi.

♦Tìm hiểu thêm:

• Các gói dịch vụ tang lễ tại Blackstones năm 2023- Gói Thiên An- Gói Vĩnh Lạc– Gói Trường Phúc– Gói An Lạc Phúc

Tìm hiểu thêm về BLACKSTONES

Gia đình có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè hoặc có thể tham khảo thêm về dịch vụ tang lễ Blackstones qua các kênh thông tin sau:

    • Facebook
    • YouTube
    • TikTok
    • Bảng giá dịch vụ tang lễ Blackstones