Hiệu ứng Westerners- Khá quen thuộc với câu chuyện “ông cụ và đám trẻ”

Hiệu ứng Westerners – Hiệu ứng tâm lý thao túng người khác

Hiệu úng Westerners là gì ?

Hiệu ứng Westerners hay còn gọi là hiệu ứng thao túng hành vi. HIệu ứng được phát hiện và phát triển bởi nhà tâm lý học cùng tên. Hiệu ứng này xảy ra khi chúng ta chịu sự tác động tâm lý của người khác. Hiệu ứng Westerners cho phép con người tìm được cách điều khiển, thao túng hay định hướng người khác làm theo những gì mình yêu cầu.
Trong tâm lý học nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng, chúng ta có rất nhiều cách để khiến người khác làm theo yêu cầu của mình một
cách vô thức…

Ví dụ của Westerners

Thông thường để thao túng người khác hiệu quả chúng ta thường phải kết hợp sử dụng rất nhiều mánh khóe tâm lý cũng như lặp đi lặp lại các hành động có chủ đích.
Nhà tâm lý học Westerners giải thích hiện tượng tâm lý Westerners bằng một câu chuyện như thế này: Tại một vùng quê xa xôi, có một ông lão mới chuyển nhà đến khu vực này, tuy nhiên ông lại luôn bị làm phiền vì mỗi buổi chiều bọn trẻ con trong làng lại tụ tập và đá bóng, nô đùa trước cửa nhà ông, làm ông vốn đã mệt mỏi vì tuổi già nay càng mệt mỏi hơn vì những tiếng ồn.

Đặc biệt dù ông có xua đuổi bao lần bọn trẻ không những không nghe mà còn càng lấn tới như một cách chống đối và xem như việc làm phiền ông lão là một thú vui với chúng vậy. Ông lão bất lực bèn phải sử dụng phương án cuối cùng. Ông lão đưa cho mỗi đứa trẻ 1 đồng vào ngày hôm sau và nói với những đứa trẻ hàng ngày cứ qua đây chơi ông sẽ cho thêm tiền. Hôm sau, bọn trẻ lại đến chơi, ông lão cho chúng 2 đồng. Cứ như vậy đến ngày thứ 5, ông lão không cho chúng tiền nữa
như vậy kể từ hôm đó bọn trẻ không còn đến nhà ông chơi đùa nữa. Như vậy có thể xem ông lão đã biến động cơ đến đây chơi vui của những đứa trẻ thành động cơ đến đây chơi vì tiền và khi không còn đáp ứng được nó nữa thì đứa trẻ sẽ bỏ đi vì trong chúng không còn động cơ vui vẻ nữa.

Các câu chuyện hiệu ứng Westerners trong đời sống

Tương tự câu chuyện của Westerners, trong cuộc sống thường ngày chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp như thế này.
VD: Các chương trình giảm giá 0đ của shoppee đã biến động cơ mmua hàng vì cần thiết của chúng ta thành mua hàng cho đỡ tiếc ( Hiệu ứng FOMO – Fear of missing out )
Bí quyết của thao túng tâm lý nằm ở việc, bạn biến mục đích của người khác thành mục đích của bạn.

Bước đầu tiên, hãy cho người bạn muốn “ tẩy não “ một món quà, Ví dụ thực tế nhất chính là các thẻ khuyến mãi, voucher,…

Chúng giúp khách hàng để ý tới sản phẩm dù họ có nhu cầu hay không.
Ngoài ra còn một cách khác đó là vận dụng hiệu ứng Zeigarnik – con người sẽ nhớ tốt nhiệm vụ đang dang dở hơn là những việc đã hoàn thành.
Trong kinh doanh, chúng ta có thể áp dụng thiết kế thẻ tích điểm hợp lý cho khách hàng sao cho khi họ sử dụng dịch vụ của chúng ta họ sẽ phải sử dụng thêm một lần nữa để có thêm một món quà miễn phí.

Bước thứ 2 trong thủ thuật thao túng tâm lý người khác chính là hãy chia nhỏ đối tượng của bạn thành nhiều phần thưởng hấp dẫn.

Có một kết quả thí nghiệm như thế này. Một nhà hàng đã phát hành 2 loại combo cho bữa ăn trưa: Loại 1 combo gồm 12 miếng sushi nhưng khách hàng sẽ được tặng 2 miếng. Loại 2 combo gồm có 15 miếng sushi nhưng khách hàng được tặng 5 miếng. Mặc dù loại 2 có giá tiền cao hơn hẳn nhưng phần lớn mọi người vẫn chọn loại 2

Bước thứ 3 đó chính là chúng ta luôn phải quan tâm và cẩn thận vì theo hiệu ứng tâm lý vượt ngưỡng, nếu thời gian và thử thách không dễ dàng khách hàng sẽ nhận ra giá trị thực sự của phần thưởng và bỏ đi. Bạn phải liên tục khiến họ thấy kết quả phần thưởng cuối cùng đã rất gần rồi

Bước thứ 4 (cuối cùng) trong việc thao túng tâm lý người khác chính là biến các chương trình hành động lặp lại của bạn thành một tên gọi sang trọng, cao cấp. Ai cũng có nhu cầu về tôn trọng và thể hiện bản thân ( Tháp nhu cầu Marslow ). Thay vì “ Nếu mua nhiều hàng bạn sẽ được tặng free … “ hãy biến thành “ Một sự tri ân tới … của công ty chúng tôi “, như vậy các bạn sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và đáng để dành thời gian hơn.