Hiệu ứng Gió Nam và câu tục ngữ “Lạt mềm buộc chặt”

Là một trong những hiệu ứng tâm lý có nguồn gốc từ một tác gia người Pháp Jean de La Fontaine. Hiệu ứng Gió Nam được hình thành nên do sự phản ứng của thiên nhiên. Tuy nhiên, thông qua hiệu ứng Gió Nam này lại là những ý nghĩa ẩn sâu. Và cả người Phương Đông chúng ta cũng đã nhận thức được điều này từ rất lâu đời với một câu tục ngữ nổi tiếng. Cùng SESO OPEN tìm hiểu nhé.

Nguồn gốc của hiệu ứng Gió Nam

Gió Nam là một trong những hiệu ứng xuất hiện khá lâu và nó được bắt nguồn từ một câu chuyện của ngụ ngôn của tác gia nổi tiếng người Pháp là Jean de La Fontaine. Câu chuyện được tóm tắt lại như nhau:

Gió là một trong những hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng ngày trong đó nổi lên 2 loại gió phổ biến đó là gió Nam và gió Bắc. Ở 2 chiến tuyến khác nhau, Nam – Bắc luôn so kè cao thấp, không ai chịu thua ai. Một ngày nọ, họ thách đấu nhau xem ai có thể thổi bay được chiếc áo của người đang đi đường.

Chàng gió Bắc bắt đầu thổi, ra sức thổi thật mạnh nhưng nó không khiến người đi đường bị bay áo ngược lại do quá lạnh người ta càng cuốn chặt và mặc nhiều áo hơn.

Cô nàng gió Nam bắt đầu thổi, nàng thổi những cơn gió thật nhẹ, thoang thoảng cùng với một chút nắng. Người ta yêu trước khoảnh khắc đó và muốn cởi chiếc áo của mình ra để tận hưởng bầu không khí đó. Và kết quả chiến thắng đã thuộc về gió Nam.

Chính vì vậy, bắt nguồn từ câu chuyện này mà cái tên hiệu ứng Gió Nam ra đời. Sở dĩ, gió Nam đạt được mục đích là nó đã thuận theo những nhu cầu, mong muốn của con người. Sự cố chấp và quyết liệt chỉ mang lại những phản ứng ngược lại.Áp dụng hiệu ứng gió Nam khi nuôi dậy trẻ

Gió Nam chính là tượng trưng cho mùa hè. Mỗi khi mùa hè đến, chúng ta sẽ không khó để bắt gặp cảnh tượng người người trút bỏ bớt quần áo. Dựa trên hiệu ứng này, một bài học được đưa ra trong cách giáo dục trẻ được nhiều người đồng tình và cho đó là phương pháp đúng đắn.

Khi giáo dục trẻ, các bậc phụ huynh cũng như người giáo viên cần có một thái độ mềm mỏng, uốn nắn các con từ từ tránh dồn dập, la mắng khiến bé càng sợ học và càng khó tiếp thu. Việc đánh, mắng sẽ chỉ khiến cho trẻ bướng bỉnh và khó bảo hơn. Ngược lại khi nhẹ nhàng chỉ bảo con sai ở đâu, sai chỗ nào trẻ sẽ dễ dàng hiểu ra vấn đề và bạn chính là động lực để con cố gắng.

Hiệu ứng Gió Nam bên cạnh việc áp dụng trong giáo dục trẻ, nó còn áp dụng đối với mọi trường hợp, hoàn cảnh. Thực tế chứng minh rằng, chỉ mềm mỏng mới mang lại kết quả tốt.

Lạt mềm buộc chặt  và Hiệu ứng gió nam trong đời sống

Ý nghĩa của câu tục ngữ “lạt mềm buộc chặt” có nghĩa là những người có thái độ lịch sự, nhẹ nhàng, dịu dàng thường đi đến thành công hơn là những người nóng tính, cục súc. Từ xa xưa, ông cha ta đã căn dặn rằng : Trong cuộc sống, muốn giải quyết việc gì thì cũng phải mềm mại, khéo léo mới có hiệu quả. Nếu cứng nhắc hoặc thô bạo, trong nhiều trường hợp sẽ hỏng việc.

Quan niệm “lạt mềm buộc chặt” xuất phát từ nhu cầu về hòa bình, thân thiện, luôn mong muốn mọi việc tốt đẹp, đặc biệt trong mối quan hệ giữa người với người của ông cha ta. Đây cũng là tính hiệu quả cần đạt được trong mục đích của nhiều công việc.

Trong công việc, phải đối xử nhẹ nhàng với mọi người xung quanh, lịch sự trong giao tiếp, không chỉ tay, quát mắng hay chửi nhau thì mới ra được kết quả tốt. Đó là vì khi ứng xử mềm dẻo nhẹ nhàng, đối phương sẽ cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe, được thấu hiểu. Từ đó làm nảy sinh thiện cảm, đối phương đương nhiên sẽ đáp lại cũng trân trọng như vậy.

Khi ứng xử lịch thiệp, bầu không khí giao tiếp sẽ trở nên thân thiện, thoải mái, không căng thẳng. Lúc này, người ta dễ mở lòng, dễ bộc lộ nội tâm, và như vậy, việc nắm bắt suy nghĩ của đối tượng trở nên thuận lợi, và ta cũng dễ dàng tìm ra được cách ứng xử phù hợp. Không ép buộc mà vẫn khiến người khác tự nguyện làm theo, ấy mới là thứ sức mạnh vô biên.

Khi đối phương đang bực bội, bức xúc, nóng nảy, sự ứng xử khéo léo, tinh tế, nhẹ nhàng như một dòng nước mát khiến cho tâm trạng của đối phương trở nên dễ chịu, bình ổn, từ đó đối đầu sẽ chuyển sang đối thoại. Khi ấy, sự trao đổi diễn ra sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, mỗi bên đều có thể giãi bày mong muốn của mình với thái độ hợp tác trong hòa bình. Cách xử lý tinh tế, nhạy bén trong tình huống căng thẳng thể hiện được bản lĩnh của người thành công, những người này rất dễ nhận được sự đồng thuận.

Câu tục ngữ này cũng thường được chị em phụ nữ truyền tay nhau để bảo vệ hạnh phúc của gia đình, chỉ có “lạt mềm buộc chặt” mọi chuyện mới ổn. Ứng xử tinh tế, mềm dẻo, nhẹ nhàng, trong hôn nhân luôn là chìa khóa giữ gìn hạnh phúc hôn nhân. Nhiều chị em cứ nghĩ rằng giữ người mình yêu phải giữ thật chặt, nhưng có biết đâu là chặt quá hóa ra lại mất. Trong tình cảm, người đàn ông luôn thích cảm giác được chinh phục người phụ nữ hơn là cảm giác khuất phục. Nên những người phụ nữ thông minh luôn biết cách xử lý khéo léo để giữ được người đàn ông của mình.

“Lạt mềm buộc chặt” là như thế. Một phương châm xử lý sáng suốt của ông cha ta đã phát huy tác dụng rất lớn trong lịch sử cũng như cuộc sống hàng ngày đối với người Việt ta.