Cách viết bản kiểm điểm- Nhiều mẫu bản kiểm điểm cho học sinh

Từ khóa: cách viết bản kiểm điểm cấp 2, cách viết bản kiểm điểm, viết bản kiểm điểm

Bản kiểm điểm là gì?

Bản kiểm điểm là một văn bản do một cá nhân viết để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một khoảng thời gian để làm gì và làm được gì hay đưa, để từ đó có thể rút ra được kinh nghiệm và đưa ra định hướng kế hoạch cho thời gian sắp tới.

– Đối tượng viết bản kiểm điểm có thể bao gồm hầu hết mọi tuổi, giới tính, nghề nghiệp,.. đều có thể tự viết bản kiểm điểm bản thân hoặc viết theo yêu cầu của người khác kiểm điểm về lỗi, hành vi của mình gây ra. Đặc biệt bản kiểm điểm thường được áp dụng đối với đối tượng học sinh.

Một số dạng bản kiểm điểm thông dụng bao gồm:

Bản kiểm điểm học sinh

Bản kiểm điểm học sinh do học sinh tự viết, không theo khuôn mẫu nào để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm học, một kỳ học đã làm được gì, vi phạm những gì để có phương hướng phát triển cho kỳ học sau.

Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm:

Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm thường hướng đến giúp các chủ thể có thể nhận ra được lỗi lầm của bản thân; để lần sau biết rút kinh nghiệm không bị mắc phải nữa.

Bản kiểm điểm cá nhân:

Bản kiểm điểm cá nhân được dùng cho hầu hết các cá nhân thực hiện để nâng cao ý thức trách nhiệm, biết tự nhận ra khuyết điểm của mình, những sai sót mắc phải để rút ra được kinh nghiệm trong thời gian sắp tới. Bản kiểm điểm cá nhân thường được thực hiện vào cuối năm trước khi làm báo cáo tổng kết và Bảng đánh giá nhân viên cuối năm.

Bản kiểm điểm Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức:

Mẫu kiểm điểm Đảng viên cuối năm được quy định chi tiết tại Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019;

Mẫu kiểm điểm của cán bộ, công chức, viên chức cuối năm được đánh giá, xếp loại chất lượng cuối năm theo phiếu ban hành kèm Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm học sinh chuẩn

Mỗi chúng ta chắc hẳn đều đã quá quen thuộc với cụm từ bản kiểm điểm. Bản kiểm điểm sẽ được sử dụng từ khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến lúc đi làm tại các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Tuy bản kiểm điểm là văn bản khá phổ biến tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng có thể viết bản kiểm điểm một cách đúng chuẩn. Một trong số những môi trường thường dùng đến bản kiểm điểm nhất đó là các trường học. Bản kiểm điểm học sinh sẽ giúp cho các bạn học sinh có thể tự kiểm điểm lại chính bản thân, hành vi của mình khi bạn học sinh đó vi phạm nội quy của trường lớp. Bên cạnh đó thì bản kiểm điểm học sinh cũng có thể dùng cho các trường hợp như học sinh nói chuyện trong lớp, học sinh đi học muộn hay các bạn học sinh sẽ phải viết kiểm điểm vì không học thuộc bài. Mẫu bản kiểm điểm học sinh sẽ được gửi đến Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp.

1. Mẫu bản kiểm điểm học sinh là gì?

Bản kiểm điểm học sinh thông thường thì sẽ được các bạn học sinh viết vào khoảng thời gian cuối năm học hoặc sẽ phải viết sau những lần các bạn học sinh vi phạm nội quy trường lớp để nhằm mục đích giúp các bạn học sinh có thể tự điểm lại những vi phạm của mình và từ đó các bạn học sinh cũng có thể tự rút ra bài học và sửa đổi cho những lần tiếp theo. Có nhiều mẫu bản kiểm điểm học sinh khác nhau, cụ thể như: mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi; bản kiểm điểm nhận lỗi không làm bài tập, bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ,… Mẫu bản kiểm điểm học sinh được sử dụng rất nhiều và có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong môi trường giáo dục.

Khi đi học thì đa số ai trong chúng ta cũng đều đã từng phải viết bản kiểm điểm dù không nhiều thì ít. Bản kiểm điểm học sinh được hiểu cơ bản chính là mẫu đơn do các bạn học sinh tự viết, mẫu bản kiểm điểm học sinh sẽ không theo khuôn mẫu nào mà bản kiểm điểm học sinh sẽ để cho các bạn học sinh tự có thể xem xét, đánh giá lại chính những hành vi của bản thân khi mắc lỗi để từ đó mà các bạn học sinh sẽ có phương hướng phát triển cho kỳ học sau. Bên cạnh đó thì mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh cũng không chỉ sử dụng khi các bạn học sinh mắc lỗi mà mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh còn được sử dụng để chúng ta nhìn nhận lại một năm học, một kỳ học đã qua chúng ta đã đạt được gì, có những vi phạm gì.

2. Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh số 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi : (1) ….

Họ và tên học sinh: ….

Lớp … Năm học: ……

Sinh ngày : ……. tháng ……. năm …..

Hiện đang trú tại: …

Họ, tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu):…

Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về khuyết điểm của em như sau:

(2)…..

Với mức độ vi phạm khuyết điểm như em đã trình bày trên đây, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin nhận hình thức:

(3)…

…….., ngày…. tháng ………năm….

Người viết

(Ký, ghi rõ họ, tên)

3. Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh số 2:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi ban giám hiệu trường: …

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: …

Tên em là … Là học sinh lớp …

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

…………, ngày … tháng … năm

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

4. Bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp…..cùng toàn thể thầy, cô giáo bộ môn

Tên em là:…… sinh ngày: ……

Hiện là học sinh lớp ………. – Trường…….

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Vào ngày ……., trong giờ học môn ……….. do thầy ……. phụ trách giảng dạy, em có mắc lỗi đó là nói chuyện, ồn ào trong giờ học làm ảnh hưởng tới tập thể lớp và thầy giáo.

Em tự nhận thấy, lỗi của mình là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới lớp và làm thầy, cô phiền lòng.

Vì vậy, em viết bản kiểm điểm này để nhận lỗi trước thầy cô và tập thể lớp. Em cảm thấy rất hối hận vì đã để xảy ra chuyện này. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy cô đề ra. Kính mong nhận được sự tha thứ và giúp đỡ từ thầy cô và các bạn trong lớp. Em xin chân thành cảm ơn!

…., ngày…/…/…….

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

5. Mẫu bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối mỗi kỳ học, năm học

Hiện nay, có nhiều bạn học sinh hay phụ huynh học sinh đều vẫn còn nhầm tưởng rằng, bản kiểm điểm học sinh sẽ chỉ dành cho những học sinh ý thức kém hoặc khi học sinh bị vi phạm lỗi thì các học sinh mới cần phải viết bản kiểm điểm. Tuy nhiên trên thực tế, để nhằm mục đích có thể giúp giáo viên nắm được tình hình lớp, góp phần để các giáo viên có thể đánh giá hạnh kiểm của học sinh cũng như giúp học sinh tự có thể nhìn nhận chính bản thân mình cũng như là các bạn học sinh sẽ có thể tự nhìn ra lỗi sai hay khuyết điểm của bản thân để sau đó sẽ tự có các biện pháp khắc phục thì những bản kiểm điểm vào cuối mỗi kỳ học, mỗi một năm học đang được rất nhiều giáo viên áp dụng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN

Học kì ……. (năm học 20…… – 20……)

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ……….

Em tên là: ……

Học sinh lớp Trường THPT ……

Trong học kì …… (năm học 20…… – 20…..) vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau

– Về ưu điểm:

Hoạt động phong trào: ……..

Học tập: …..

Vấn đề khác: …….

– Khuyết điểm: Trong học kì …… vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:

Lỗi
vi
Phạm
Vắng

phép,
xin về
Vắng không phép Không chuẩn bị bài Không làm bài tập Không học bài Bị điểm kém (<5) Không phù hiệu Không đồng phục Bị quản sinh phê bình Mất TT Bị phê bình ghi SĐB Đánh nhau Vô lễ với giáo viên
Số lần

Vi phạm khác: …….

* Tự xếp loại hạnh kiểm: …….

* Ý kiến cá nhân: ……..

Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.

Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!

….., ngày…tháng…năm….

Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)

6. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản kiểm điểm học sinh

Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản kiểm điểm học sinh theo mẫu số 1:

(1) Một trong các: Trường, Khoa, GVCN, GV bộ môn

(2) Nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến vụ việc, tác hại, phân tích đúng sai, ảnh hưởng của vụ việc do mình gây ra. Nêu thái độ suy nghĩ hối lỗi, hứa sửa chữa khuyết điểm, nguyện vọng và cam kết của bản thân sau vụ việc)

(3) Nếu đến mức xử lý kỷ luật thì ghi một trong các hình thức: Khiển trách, Cảnh cáo, Đình chỉ học tập hay Buộc thôi học.

Để các chủ thể có thể hình dung rõ hơn về bản kiểm điểm cho học sinh, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về bố cục khi viết từng loại bản kiểm điểm dành cho học sinh. Cụ thể như:

– Bố cục bản kiểm điểm cho học sinh khi có hành vi vi phạm của học sinh:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…).

+ Nêu rõ tên văn bản (bản kiểm điểm cá nhân).

+ Kính gửi: ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm.

+ Họ và tên học sinh viết kiểm điểm, thông tin về lớp học.

+ Nội dung kiểm điểm: hành vi vi phạm, nguyên nhân vi phạm.

+ Xác định lỗi sai và cam kết nếu tái phạm lỗi.

+ Địa điểm, thời gian làm kiểm điểm.

+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh học sinh.

– Bố cục bản tự kiểm điểm của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…).

+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….).

+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm lớp …

+ Trong học kỳ…. năm học… hoặc trong năm học… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:

Nêu những ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.

Nêu những khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân).

+ Tự xếp loại hạnh kiểm của bản thân.

+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm.

+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh.

Cách viết bản kiểm điểm cho học sinh không làm bài tập

Bản kiểm điểm học sinh không làm bài tập về nhà là gì?

Bản kiểm điểm học sinh là văn bản do học sinh tự viết và không theo một khuôn mẫu nào, nhằm tự kiểm điểm và đánh giá lại hành vi của bản thân khi xảy ra sai sót hay trong suốt một năm học/ học kỳ đã làm được gì, có vi phạm lỗi nào để có phương hướng phát triển cho học kỳ sau. Bản kiểm điểm thường được sử dụng trong 02 trường hợp:

– Kiểm điểm khi vi phạm nội quy nhà trường, nội quy, …

– Kiểm điểm cuối năm để đánh giá, tổng kết kết quả đạt được, những ưu điểm, nhược điểm của bản thân trong một năm học tập, công tác, làm việc. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc với cán bộ, công chức, viên chức hoặc Đảng viên.

Bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà là một văn bản do học sinh tự viết hoặc điển theo mẫu có sẵn, trong đó ghi lại nội dung không làm bài tập về nhà, mục đích của việc này làm để điểm lại những vi phạm của mình trong quá trình học tập nói chung và điểm lại những lần không làm bài tập về nhà nói riêng của bản thân, từ đó cam kết sẽ không tái phạm và có những biện pháp để rút kinh nghiệm trong những lần tiếp theo.

Bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà thường được viết sau những lần học sinh vi phạm nội quy không làm bài tập về nhà hoặc cũng có thể được viết sau khi kết thúc tuần học hoặc một kỳ học.

 

Một số mẫu bản kiểm điểm học sinh không làm bài tập về nhà năm 2023

Mẫu số 01:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

 

Kính gửi: Thầy (cô) chủ nhiệm lớp ……………………………………………

Tên em là: ……………………….. Là học sinh lớp ……………………………..

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Do tối qua mải chơi (hoặc buồn ngủ, xem phim, …. Nên ghi lý do chính đáng để thầy cô xem xét) nên em đã quên làm bài tập về nhà.

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: không làm bài tập về nhà đã gây ảnh hưởng tới lớp và làm thầy (cô) phiển lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật mà thầy (cô) đề ra.

Kính mong thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cảm ơn !

……………, ngày …. tháng …. năm …..

Người viết bản kiểm điểm

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN KIỂM ĐIỂM

 

Kính gửi: (1) …………………………………………………………………………………………..

Họ và tên học sinh: …………………………………………………………………………………

Lớp: …………………………………………………………. Năm học: …………………………..

Sinh ngày: …… tháng ……. năm ……………………………………………………………….

Hiện đang trú tại: …………………………………………………………………………………..

Họ và tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu): …………………………………………………….

Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về hành vi vi phạm của em như sau:

(2) ……………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………….

Với mức độ vi phạm như em đã trình bày trên đây, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường thì em xin nhận hình thức:

(3) …………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………..

…………., ngày … tháng … năm …..

Phụ huynh học sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người viết bản kiểm điểm

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trong mẫu số 02, tại các mục thì ghi nhận nội dung thông tin sau:

– (1): Một trong các đối tượng: Trường, Khoa, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn.

– (2): Nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến vụ việc, tác hại, phân tích đúng sai, ảnh hưởng của vụ việc do mình gây ra. Nêu thái độ suy nghĩ hối lỗi, hứa sửa chữa khuyết điểm, nguyện vọng và cam kết của bản thân sau vụ việc).

– (3) Nếu đến mức xử lý kỷ luật thì ghi một trong các hình thức như: khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học.

 

Hướng dẫn chung viết bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà

Một bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà của cá nhân học sinh sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy với nội dung: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc;

– Tên văn bản: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc gì, viết chữ in và trình bày ra giữa trang giấy với nội dung: Bản kiểm điểm

– Kính gửi: Cần nêu rõ gửi ai và cũng được trình bày ra giữa trang giấy: Ban Giám hiệu tường (…), Cô giáo chủ nhiệm lớp (…), Cô giáo bộ môn (…);

– Thông tin của người viết bản kiểm điểm cần được nêu rõ bao gồm: Họ và tên học sinh: (…) lớp: (…);

– Nội dung kiểm điểm: Liệt kê những hành đã làm và những việc còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó; Nêu rõ thời gian vi phạm cũng như lý do viết bản kiểm điểm.

– Thừa nhận lỗi sai và lời hứa của bản thân về việc không vi phạm, cam kết không lặp lại lỗi sai đó

– Thời gian, địa điểm viết bản kiểm điểm cá nhân;

– Cuối cùng là chữ ký của người viết bản kiểm điểm, có thể bao gồm cả chữ ký của người làm chứng (trong trường hợp của học sinh viết bản kiểm điểm thì có thể có chữ ký của phụ huynh).

Ngoài ra, đối với bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối học kỳ, năm học thì sẽ có bố cục như sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ …, năm học …/ Năm học ….

– Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm

– Trong học kỳ …. năm học ………… hoặc trong năm học ………… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:

+ Ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.

+ Khuyết điểm: Các vi phạm, điểm yếu của bản thân.

– Tự xếp loại hạnh kiểm.

– Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm.

Khi có liên quan đến chuyện kỷ luật trong Nhà trường thì không có bất cứ học sinh nào muốn cả. Do đó, khi phải viết bản kiểm điểm thì hãy cố gắng viết ngắn gọn, súc tích, nội dung thể hiện rõ được thiện chí hối lỗi để giáo viên và Nhà trường dễ dàng tha lỗi và cha mẹ đọc xong cũng sẽ cho mình chữ ký. Không nên viết linh tinh, “viết nhăng viết cuội” vào bản kiểm điểm cho xong chuyện vì như thế khi bố, mẹ, thầy, cô đọc được thì vấn đề vi phạm sẽ càng nghiêm trọng hơn mà thôi.

 

Cách xin chữ ký phụ huynh vào bản kiểm điểm

Các bạn, các em phải hiểu rằng xin chữ ký cha mẹ vào bản kiểm điểm là bước khó nhất, một số khi xin chữ ký sẽ bị giáo huấn cả 1 buổi, nhưng một số gia đình bố mẹ khó tính, nghiêm khắc thì khả năng ăn đòn là rất cao. Do đó, mình xin hướng dẫn mọi người cách xin chữ ký phụ huynh với khả năng thành công cao, lần lượt các bước như sau:

Bước 1: Giữ trời yên bể lặng

Trước khi xin chữ ký 03 ngày hãy tự biến mình trở thành con ngoan trò giỏi, chăm chỉ đột xuất cả về học hành lẫn công việc nhà. Cố gắng không tạo thêm phốt, giữ không khí vui vẻ trong gia đình, làm vui lòng bố mẹ và viết sẵn bản kiểm điểm để đấy.

Bước 2: Tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa:

– Thiên thời: Phải chọn đúng thời điểm bố hoặc mẹ ở một mình, không tiếp khách, không bận rộn.

– Địa lợi: Xin chữ ký ai thì phải chọn chỗ chỉ có một mình người ấy. Ví dụ xin chữ ký bố hãy chờ lúc bố ở một mình một phòng (phòng khách, phòng ngủ) và phải đảm bảo mẹ không vào bất chợt. Vì nếu có sự xuất hiện của người thứ 03 thì mọi chuyện sẽ phức tạp hơn, mẹ có thể sẽ kích động bố không ký.

– Nhân hòa: Tâm trạng bố hoặc mẹ phải đang thoải mái, vui vẻ.

Bước 3: Bình tĩnh, kiên trì, giải thích hợp lý:

Đi vào phòng xin với tâm trạng bình tĩnh, trước tiên hãy nêu ra nguyên nhân là vì các vấn đề khách quan, sau đó hãy hứa lần sau sẽ không tái phạm kèm xin lỗi.

Ví dụ: Lỗi nói chuyện trong lớp, thì hãy nói là do con phải hỏi bài hoặc do con mượn bút… , Lỗi đi muộn thì nói con bị hỏng xe …

Cố gắng giải thích hợp lý nhất có thể để bố mẹ thấy mình không cố ý. Nếu bố hoặc mẹ ký thì coi như thành công. Nếu bố mẹ không ký thì phải kiên trì hôm sau lại xin tiếp. Nhớ hãy tỏ ra hối lỗi và phải xin bao giờ được thì thôi.