10 người khuyết tật thành công nhất thế giới

 


“Tuy tàn nhưng không phế”. Những con người kém may mắn gặp phải cảnh tật nguyền mà chúng ta sắp được diện kiến tới đây thậm chí còn làm được những điều phi thường hơn cả một người lành lặn bình thường. Sau đây là câu chuyện về những nỗ lực đáng khâm phục

10. Sudha Chandran
Sudha Chandran là một nghệ sĩ Ấn Độ cực kì thành công. Cô bắt đầu biểu diễn múa ngay từ lúc mới lên ba. Trong một lần đi biểu diễn, Sudha không may gặp phải tai nạn giao thông và bị mất bàn chân phải. Phải mất tới ba năm cô mới có thể làm quen và đi lại bình thường bằng bàn chân giả, thế nhưng khát vọng trở thành nghệ sĩ múa của Sudha vẫn còn đó và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Nhờ sự tập luyện không ngừng của mình, Sudha đã trở thành một diễn viên múa cực kì thành công và xuất hiện trong nhiều bộ phim của Bollywood. Cuộc đời của Sudga thực sự là một tấm gương sáng cho nhiều người tại Ấn Độ nói riêng và trên thế giới nói chung noi theo.
9. Sam Cawthorn
Sam Cawthorn là một trong những huấn luyện viên và diễn giả thành công nhất của thế giới. Anh vinh dự nhận giải “Công dân trẻ của năm” tại Úc vào năm 2009. Vào năm 2006, Sam gặp phải một tai nạn khủng khiếp trong khi đang lái xe và mọi người cứ nghĩ rằng đã mất anh vào ngày hôm đó. Tim của Sam đã ngừng đập trong thời gian tổng cộng là 3 phút 30 giây. Sau khi hồi phục, Sam phải đối mặt với nhiều chấn thương nghiêm trọng ở phần vai và chân phải. Các bác sĩ buộc phải tháo khớp tay phải của anh và thay thế bằng một cánh tay giả. Mặc dù phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại nhưng điều đó không ngăn cản được những nỗ lực và quyết tâm của Sam. Ngoài việc đi diễn thuyết để động viên, truyền cảm hứng và chia sẻ những bài học trong cuộc sống cho mọi người, anh còn là một nghệ sĩ đại tài với khả năng chơi guitar bang một tay cực kì điêu luyện. Đồng thời , Sam cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách nổi tiếng và hiện tại anh đang là người đứng đầu của quỹ từ thiện Cawthorn tại các nước đang phát triển.
8. Ralph Braun
Ralph Braun sinh ra tại Indiana, Mỹ và hiện tại đang là giám đốc điều hành của công ty Braun Corporation chuyên cung cấp các thiết bị xe lăn và phương tiện đi lại dành cho những người bị khuyết tật. Ông được chuẩn đoán bị chứng loạn dưỡng cơ khi mới lên sáu tuổi. Khi lên 20, Braun bắt đầu nghiên cứu chế tạo ra những mẫu xe lăn hỗ trợ cho những người có cùng hoàn cảnh như ông. Những nghiên cứu cũng như những sản phẩm đầy tính sáng tạo của ông đã góp một phần không nhỏ cho thành công của công ty ông sau này. Braun được vinh danh là “nhà vô địch của sự thay đổi” vào năm 2012 bởi chính phủ Mỹ.
7. Arunima Sinha
Arunima Sinha là vận động viên nữ đầu tiên và cũng là người khuyết tật đầu tiên của Ấn Độ chinh phục được đỉnh Everest. Vào năm 2011, Arunima Sinha, vốn xuất thân là một cựu cầu thủ bóng chuyền quốc gia Ấn Độ, bị bọn ăn cắp giằng ví tiền và đẩy cô từ trên xe lửa xuống đất lúc tàu đang chạy. Một đoàn tàu đi qua nghiền nát chân trái, buộc các bác sĩ phải cắt bỏ phần dưới đầu gối để cứu mạng sống của cô. Kể từ sau tai nạn đó Sinha đã quyết điịnh mình phải làm một điều gì đó để “mọi người không đừng nhìn mình với ánh mắt thương hại”. Và thế là ước muốn chinh phục núi Everest đã ra đời từ đó và nó trở thành hiện thực vào năm 2013. Câu nói nổi tiếng của Sinha đó là “Không đạt được mục tiêu nào đó không đồng nghĩa với thất bại, mà điều quan trọng hơn đó là mục tiêu đấy có xứng đáng để cho bạn thực hiện không mà thôi”
6. Christopher Reeve
Christopher Reeve là một diễn viên, đạo diễn và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng người Mỹ. Ông được nhiều người biết đến với vai diễn người hùng Siêu nhân để đời của mình. Trong một lần quay một bộ phim, Christopher không may đã bị hất ngã xuống đấy khi đang cưỡi ngựa, tai nạn trên đã khiến ông chấn thương cột sống và bị liệt từ phần cổ trở xuống. Sau khi biết được mình không thể cử động được nữa, ông đã có ý định tự sát thế nhưng nhờ sự động viên của bạn bè và gia đình, Christopher đã vượt qua nỗi đau và bắt đầu đi khắp nơi để giúp đỡ cho những người không may gặp hoàn cảnh giống mình. Những nỗ lực không ngừng của ông đã khiến cho rất nhiều người trên thế giới khâm phục và tìm đến Christopher để giúp đỡ ông thực hiện mong muốn của mình. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2004, cả thế giới đã tiếc thương cho một “siêu nhân”, một con người đầy nghị lực đã vượt lên tất cả những đau khổ, bệnh tật và cả sự tàn phế để đứng vững và cống hiến cho xã hội, Reeve đã ra đi sau một cơn đau tim tại Mount Kisco, New York, Mỹ. Trong cuộc đời 52 năm ngắn ngủi của mình, ông đã toàn tâm toàn lực cống hiến cho ngành nghệ thuật thứ 7 và cho xã hội.
5. Franklin D. Roosevelt
Đang tải quảng cáo …
Luật sư, chính trị gia và là tổng thống đời thứ 32 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên về con người của Roosevelt . Ông không may mắc phải chứng bại liệt vào năm 1921 khiến cho phần từ dưới hông trở xuống của ông bị liệt hoàn toàn. Thế nhưng điều đó cũng không ngăn cản những hoạt động chính trị của Roosevelt . Ông là người đã đưa ra rất nhiều các cải cách kinh tế cũng như lãnh đạo nước Mỹ đi đến chiến thắng trong thế chiến thứ hai và thiết lập vị thế vững chắc cho quốc gia này. Cho đến nay ông được coi là một trong những vị tổng thống Mỹ vĩ đại nhất , hình ảnh của Roosevelt có in trên tiền kim loại 10 xu đô-la. Nhiều công viên, trường học cũng như một tàu sân bay, một trạm xe điện ngầm ở Paris và hàng trăm con đường hay quảng trường khắp nước Mỹ và thế giới được đặt tên ông để vinh danh.
4. Helen Keller
Helen Keller là một nữ văn sĩ, diễn giả và là một nhà hoạt động xã hội người Mỹ. Khi chào đời được khoảng 19 tháng, bà bị ốm nặng sốt cao viêm màng não và không may hỏng mất đôi mắt, và sau đó taicũng bị điếc. Một thời gian sau, bà được mẹ giới thiệu với cô giáo Anne Sullivan và sau này người thầy trên đã trở thành một người cực kì quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc đời của Helen. Không chỉ là một cô giáo, Sullivan còn là một người bạn thân thiết với Helen trong suốt 49 năm. Với những nỗ lực không ngừng của mình cùng với sự động viên của cô giáo mình, Helen đã đạt được những thành tích phi thường như trở thành người mù-điếc đầu tiên được tốt nghiệp đại học , được nhận một số học vị tiến sĩ danh dự và trở thành một nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng cực kì to lớn trong quần chúng.
Câu nói nổi tiếng của bà đó là: “Cuộc đời con người là bể khổ”
3. John Milton
John Milton là một nhà thơ người Anh và là một trong những người khuyết tật thành công nhất trong lịch sử. Jonh đi tới rất nhiều nơi và phản ánh những gì ông thấy trong các tác phẩm của ông. Một trong những tác phẩm huyền thoại của Jonh đó chính là bài thơ “Thiên đường đã mất”. Điều đáng nói là tác phẩm trên được viết sau khi Jonh bị mù hoàn toàn vào năm 1654. Ông là một người có quan điểm chính trị mạnh mẽ và luôn đi tiên phong trong vấn đề tự do ngôn luận.
2. Nicholas James Vujicic
Nicholas James là một nhà diễn thuyết người Úc nổi tiếng, khi sinh ra anh không may mắc phải hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, gây ra sự thiếu vắng cả 4 chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm cũng như thể xác, nhưng rồi cuối cùng anh đã quyết định đối mặt với khuyết tật của mình. Năm 17 tuổi, Nick thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi Life Without Limbs (nghĩa là “Cuộc sống không có tay chân”). Vujicic đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống của một người khuyết tật mang hy vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa cuộc sống.
1. Stephen Hawkings
Một trong những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại. Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa vũ trụ về cơ học lượng tử. Hawking mắc một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên, khiến cho ông hầu như liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói. Thế nhưng điều đó không ngăn cản ông nghiên cứu và chia sẻ những khám phá khoa học của mình cho cả thế giới.
Ông nhận nhiều vinh dự khác nhau, trong đó có Huân chương Tự do Tổng thống, Giải Wolf, là thành viên của Hội Nghệ thuật Hoàng gia và Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng. Hawking đảm nhiệm vị trí Giáo sư Toán học Lucastại Đại học Cambridge từ năm 1979 đến năm 2009. Có thể nói ông là người khuyết tật thành công nhất trong lịch sử loài người.